Thiết bị nông nghiệp thông minh phổ biến và được biết đến nhiều nhất là các trạm quan trắc thời tiết, kết hợp cảm biến canh tác thông minh. Những phép đo từ môi trường được đồng bộ hóa, từ đó lập nên những bản đồ khí hậu. Dựa trên bản đồ này, nông dân sẽ canh tác chính xác và chọn đúng loại cây trồng phù hợp.
Một ví dụ khác là tự động hóa nhà kính. Nếu như trước đây, nông dân can thiệp thủ công để kiểm soát môi trường nhà kính, với IoT, họ chỉ cần thiết lập điều kiện ban đầu, sau đó để hệ thống máy tính tự điều chỉnh các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện đất và độ ẩm.
Hai ứng dụng hứa hẹn nhất khi đưa IoT vào nông nghiệp thông mình là giám sát gia súc và máy bay không người lái. Khác với cây trồng, gia súc mẫn cảm hơn với các tác động bên ngoài. Bài học từ dịch tả lợn châu Phi là ví dụ. Do không thể kiểm soát từng cá thể lợn nhà trong đàn lợn nuôi, một hoặc vài con tiếp xúc với lợn hoang và truyền virus gây bệnh.
Với IoT, mỗi con gia súc sẽ có một nhật ký riêng, thiết lập đến khi xuất chuồng, ghi lại tình trạng sức khỏe, thói quen, thậm chí vị trí hiện tại của chúng so với đàn để đưa ra các cảnh báo nguy hiểm. Căn cứ vào số liệu, hệ thông sẽ gửi thông báo chính xác tới chủ trang trại rằng, con gia súc nào có thể gặp vấn đề. Cùng với các máy bay không người lái (UAV), nông dân có thể chọn mức theo dõi đàn gia súc, tùy theo nhu cầu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang từng bước hiện đại hóa. Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng IoT trong điều kiện thực tế chính là thiết kế ứng dụng. Nông dân nước ta chưa có thói quen dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính để kiểm soát tình hình trang trại. Thay vào đó, mọi người vẫn chọn hình thức kiểm tra thủ công là thăm đồng thường xuyên.
Một yếu tố nữa là giá thành. Nông sản Việt Nam khi xuất khẩu thường có lợi thế về giá. Nếu áp dụng IoT trong nhiều khâu, thậm chí khép kín chu trình như khẩu hiệu của công nghệ này là "từ trang trại đến bàn ăn", giá thành có thể bị đội lên. Một khó khăn nữa là quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam khá manh mún khi có tới 70% số hộ sản xuất có diện tích dưới 0,5 hecta.
Trên thế giới, những nông trại rộng hàng chục, hàng trăm hecta đã sử dụng IoT từ nhiều năm nay, bên cạnh các tiến bộ khoa học khác như AI (trí tuệ nhân tạo) và blockchain.
Khác với Việt Nam, khó khăn của các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp… lại là bảo mật dữ liệu. Do nhu cầu kết nối và kiểm soát một cách liên tục, nông dân nước ngoài bắt buộc phải sử dụng các kết nối không dây như 4G, 5G hoặc wifi để truy xuất dữ liệu. Điều này vô tình tạo ra các lỗ hổng bảo mật, bởi chúng kém an toàn hơn rất nhiều so với việc sử dụng mạng LAN nội bộ.
Bảo mật dữ liệu trong nông nghiệp vẫn là khái niệm xa lạ với đại bộ phận nông dân, ngay cả khi họ sử dụng những thiết bị có giá trị lớn như máy bay không người lái. Để hưởng lợi hoàn toàn từ IoT, họ được khuyến cáo bảo trì hệ thống định kỳ, và không nên giữ một thói quen nhập xuất dữ liệu